Xe bắt đầu khởi hành từ Vũng Tàu lúc 6h ngày 19/6/2011, hầu như du khách đoàn tự túc ăn sáng, đoàn khách của chúng tôi là cán bộ - CNV Việt Xô Petro, Ms Nga - Hướng Dẫn Viên CLB Đồng Hành Việt là người đón khách ra tới ngã 4 Vũng Tàu Đạt và Ms Thương - điều hành Du Lịch Nice Tour cùng lên xe, chúng tôi đi về đường Tân Vạn vì phải đón thêm một gia đình tại ngã 3 Tân Vạn, đón khách xong xe chúng tôi theo đường ĐT 741,Tân Uyên Bình Dương để đi Dalak, đoạn đường đi khá dài, từ Bình Dương đến Bình Phước, đoạn đường khá tốt,đến khu vực Đồng Xòai, Ms Nga Hướng Dẫn Viên của đoàn giới thiệu cho du khách một số đặc sản của tỉnh này như cây Tiêu, cây Điều, cách trồng cafe, giá cafe hiện nay về du lịch thì ở Bình Phước có Khu Du Lịch Mỹ Lệ, Núi Bà Rá và đặc biệt là di tích lịch sử Căn Cứ Tà Thiết từng là căn cứ của Trung Ương Cục Miền Nam, đoàn chúng tôi đi nga qua Nông Trường Cao Su Phú Riềng Đỏ - nơi từng phát triển phong trào đấu tranh của giai cấp Công Nhân Việt Nam đầu tiên dưới sự áp bức, bóc lột của Thực Dân Pháp và cũng là nơi thành lập chi bộ Đảng sớm nhất ở Miền Nam, qua khỏi thị xã Đồng Xoài chúng tôi đi vào đường QL 14 để đến Daklak, quảng đường này khá xấu, con đường toàn ổ gà, ổ voi, càng đi đường càng thu hẹp dần, ngồi trên xe mà ai cũng như được cởi thú nhún (một trò trơi của trẻ con), đã vậy trên đường còn có bảng quy định tốc độ, lúc thì 50km/h, lúc thì 40kmh thậm chí có đoạn chỉ được chạy 30km/h, khoảng 12h xe của đoàn chúng tôi mới tới được Bù Đăng, xe dừng cho hành khách nghỉ giải lao tại Trạm Dừng Chân Bù Đăng (của Công Ty Xe Khách Rạng Đông), Ms Thương (điều hành du lịch nice) và Ms Nga mua một số bánh cho khách ăn nhẹ, khoảng 20p chúng tôi tiếp tục hành trình đi qua trị trấn Dakmin, xã Quảng Tín rùi đền xã Kiến Đức, đường càng lúc càng xấu, mãi đến 13h30 chúng tôi mới đến được trung tâm xã Kiến Đức, đến Điện Lực Đaklấp xe rẻ vào ngã 3 (bên tay phải) để đến với nhà hàng Ngọc Thảo - một địa chỉ nhà hàng quen thuộc của các Công Ty Du Lịch thường cho khách dùng cơm trưa, bữa trưa thật là ngon vì trong đoàn ai cũng đói vì quá giờ ăn đã 1h00, đoàn khách nghỉ ngơi cho đến 14h30 chúng tôi tiếp tục hành trình, đến ngã 3 Hồ Vịt, anh Sơn tài xế cho xe đi vào đường QL14C để tránh đoạn đường xấu, Ms Nga bắt đầu giới thiệu cho khách về tình Daklak, về một số dân tộc cư ngụ tại khu vực Tây Nguyên này. Đến 17h chúng tôi đặt chân vào TP. Buôn Mê Thuột, con đường Lê Duẩn để vào thành phố cấm xe tải, xe khách, bắt buộc chúng tôi phải quẹo phải qua đường Đinh Tiên Hoàng rồi đi vào đường Nguyễn Tất Thành - một trong những con đường chính và lớn nhất của TP. Buôn Mê Thuột,(con đường này tập trung hầu hết các cơ quan nhà nước và chính quyền Buôn Mê Thuột) để đến khách sạn Dakruco một trong những khách sạn 4 sao lớn nhất ở Buôn Mê Thuột, khách sạn khá lớn và đẹp của Công Ty TNHH Một Thành Viên Cao Su Việt Nam. Chúng tôi nhận phòng nghỉ ngơi đến 19h cả đoàn dùng cơm tối sau đó nghỉ ngơi và tự do tham quan thành phố Buôn Mê Thuột, các cô chú anh chị đi ham quan làng cafe Trung Nguyên, có người thì đi vũ trường Đại Hùng ở dường Hùng Vương, mộ trong những những vũ trường lớn nhất ở Buôn Mê Thuột, Đạ và Thương cùng chú Quân Trưởng Đoàn Việt Xô Petro thì đi cà phê. thế là hết mộ đêm ở Buôn Mê Thuột.
Ngày hôm sau đoàn chúng tôi dùng buffe sáng tại khách sạn Dakruco sau đó khởi hành đi tham quan Bảo Tàng Cách Mạng nằm ở góc ngã tư Nguyễn Công Trứ và Lê Duẩn, kế bên Sở Văn Hóa Thông Tin, Ms Thương xuống trước, do quan sát chưa kỹ chúng tôi đưa khách luôn vào khuôn viên của Sở Văn Hóa Thông Tin (Bảo Tàng nằm kế bên) nói là bảo tàng chứ thật ra chỉ là nơi vào xem phim tư liệu về chiến thắng Buôn Mê, ngày 10 tháng 3 là ngày thành phố Buôn Mê Thuột được giải phóng, đoàn tiếp tục tham quan chùa Sắc Tứ Kảải Đoan - mộ ngôi chừa đẹp và lâu đời nhất ở Tây Nguyên và là trụ sở của Ban Trị Sư Phật Giáo Tỉnh Daklak sau khi lễ Phật, du khách tập trung tại sân chùa chụp hình, cả đoàn trầm trồ thích thú xem một cây kiểng rất đẹp được để tại khuôn viên sân chùa. Sau đó đoàn lên xe khởi hành đi Buôn Đôn - một Buôn làng người dân tộc M Nông nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi, đi khoảng 45km xe đưa đoàn vào Trung Tâm Du Lịch Buôn Đôn, Đạt đạ gọi diện trước cho Trung Tâm, khi tới đoàn vào dùng cơm trưa tại cầu treo bắt ngang sông Seperoc một trong những dòng sôn chảy ngược của Viện Nam (chảy từ Đông sang Tây) bữa trưa có cơm Lam, Gà nướng cũng hấp dẫn, khoảng 13h30 đoàn duy chuyển lên xe đi tham quan nhà cổ của Dũng Sĩ săn voi Ama Kông, hơớng dận tại Khu Du Lịch Buôn Đôn thuyết minh cho khách nghe về nghệ thuật và dụng cụ săn voi của Đồng Bào Dân Tộc Tây Nguyên, cũng như lịch sử Buôn Mê và phong tục tập quán của người dân tộc M Nông, Ê Đê, đoàn nghe giới thiệu về rượu A Ma Kông sau đó lên xe đi tham quan mộ Vua Sukunôp khu vực này có rất nhiều mộ nhưng mộ vua voi là ngôi mộ lớn hơn cả, sau đó đoàn cởi voi, cứ một con voi chở 3 người khách, có 4 con voi nên đi làm nhiều đợt vì số lượng đoàn đến 28 người mà, quay về thành phố Buôn Mê và ghé cafe Phượng để du khách mua cafe, đoản dùng cơm chiều tại khách sạn Cao Nguyên, trong đoàn có mộ gia đình tự thuê taxi đi vào Buôn Hồ thăm bà con. ăn xong ai cũng khen nhà hàng khách sạn Cao nguyên, chúng tôi vê đến khách sạn khách sạn Dakruco lúc 18h30 khoảng 19h Đạt và Thương, pé Nga mời khách đi tham quan Làng cafe Trung Nguyên, đây quả là một điểm đến khá thú vị. làng cà phê Trung Nguyên có những ngôi nhà rơờng kiểu Huế, không gian đầm ấm, chia làm nhiều khu vực thích hợp với mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp nhân dân. dùng cà phê xong chúng tôi goi taxi Mai Linh 0500.38383838 để đưa khách về khách sạn Dakruco về tới lễ tân, Đạt, Thương và Pé Nga theo đường nội bộ trong khách sạn khoảng 200m để về phòng nội bộ nằm ở sau dãy khách sạn Dakruco 4 sao, vì đã mệt nên mọi người đều ngủ rất ngon, thế là kết thúc ngày thứ 2 của hành trình khám phá Buôn Mê Thuột.
Sáng hôm sau khoảng 6h thì anh em hướng dẫn đều thức dậy, xuống tới nhà hàng đã có một hai vị khách dùng điểm tâm, Đạt đi một vòng quanh khách sạn và vào uống cafe tại một quán cóc gần khách sạn Dakruco, sau đó quay về khách sạn chexk mail và dùng điểm tâm sáng buffet, các món ăn trong nhà hàng cũng nhiều và đa dạng, sau đó cả đoàn làm thủ tục trả phòng và lên xe khởi hành đi Hồ Lak các thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 50km thwo hướng QL 27, xe chúng tôi đi theo đường Nguyễn Tất Thành đến Nguyễn Văn Cừ, găp tượng đài chiến thắng Mậy Thân, đi ngã bên tay phải để vào QL 27, trới hôm nay khá đẹp, trong xanh và không một bóng mây. Xe của chúng tôi qua đèo Lak vào thị trấn Liên Sơn, quẹp phải thẳng vào Buôn Jn - Hồ Lak cho du khách xuống xe để đi thuyền độc một trên Hồ Lak, một thuyền đi được 4 người, ai cũng thích loại hình này. Khoảng 40p chúng tôi quay le6nxe để đi điểm tham quan kế tiếp là Biệt Điện Bảo Đại, đường đi khá quanh co lại có bảng cấm xe 45 chỗ, Đạt thuyết phục anh Sơn tài xế cứ chạy lên. Dinh Bảo Địai hiện ra, không khách gì so với 3 năm trước, hiện vẫn dùng làm khách sạn với số phòng khá khiêm tôn, gọi là Dinh nhưng thật sự đây chỉ là ngôi nhà mà vua Bảo Đại dừng chân khi trên đường đi săn voi từ Đà Lạt qua Daklak, thật sự Dinh Bảo Đại tại Buôn Mê Thuột hiện nay là Bảo Tàng Dân Tộc Học, nghe đâu hiện đang được trùng tu nên không thể tham quan được. Sau khi chụp hình trước "Village Bảo Đại chúng tôi tập trung khách tại phía trước để ngắm toàn cảnh Khu Du Lịch Hồ Lak từ trên cao, trong khi đó Anh Sơn tài xế thì đang điều chỉnh xe quay xuống, vì đường khá hẹp nên việc quay xe khá vất vả mất 20 phút mới quay được xe, đoàn nhanh chóng lên xe để đến Resort Lak, đã 11h30, chúng tôi dặn khách đừng mang hành lý và vào nhà hàng dùng cơm trưa luôn, vị trí nhà hàng nằm bên cạnh Hồ Lak nên khá mát mẽ, tuy nhà hàng không đẹp lắm nhưng sạch sẽ và thoáng mát, bữa trưa xong đoàn nhận phòng và về phòng nghỉ ngơi, s Thương giao nhiệm vụ cho Pé Nga đi kiểm tra các phòng của du khách xem có vấnđề gì không. Đã 13h30 rùi, Đạt , Thương, Ms Nga cũng vào phòng nội bộ nghỉ ngơi, có lẽ do khá mệt nên tổ phục vụ ngủ khá ngon.
Đến 17h Đạt thức dậy, người vận còn uể oải vì bữa trưa có uống vài ly rượu với anh tài xế và hành khách.
sau khi dùng cơm, cả đoàn tập trung tại nhà sàn thứ 2 để tham gia chương trình múa cồng chiêng.
Phải công nhận ở Buôn Mê người dân tộc tổ chức Cồng Chiêng khá hay, múa có bài bản, sử dụng các nhạc cụ truyền thống chứ không như Đà Lạt - Lâm Đồng, riêng các nhạc cụng cũng làm cho du khách thích mê nảo là cồng, chiêng bằng, chiêng núm, Klông put,Đàn Goong,Đàn T'rưng.
Theo phong tục tập quán từ ngàn xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thường tổ chức các lễ hội vào sau vụ thu hoạch. Đó là lễ mừng lúa mới, lễ lên nhà mới…
Vào đầu vụ gieo trồng, họ cũng làm lễ tìm rẫy mới, lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa. Ngoài ra còn những sự kiện bất thường như lễ tang, lễ cưới...
Ngoài việc cầu xin sự trợ giúp của thần linh, lễ hội cũng là nơi thể hiện nghệ thuật âm nhạc dân gian dưới hình thức diễn xướng. Trong các lễ hội, âm nhạc dân gian đảm nhiệm hai chức năng: tạo không khí thiêng liêng, trang trọng khác thường của ngày lễ, đồng thời là phương tiện giúp người thầy cúng chuyển tải được những lời cầu khấn đến các thần linh, nhờ vào các nhạc cụ đặc biệt là dàn cồng chiêng. Vì thế, cồng chiêng đã trở thành loại nhạc cụ có vị trí quan trọng hàng đầu trong sinh hoạt nghi lễ và lễ hội truyền thống.
Chiêng là một đặc trưng văn hóa cổ của đồng bào Tây Nguyên, có mặt ở hầu hết các sinh hoạt văn hóa quan trọng trong đời người, trong tất cả các nghi lễ lớn và nhỏ của gia đình, của buôn làng. Chiêng tham gia vào mọi sinh hoạt, nghi lễ với các ý nghĩa khác nhau, nhằm ứng xử với thế giới bên ngoài con người ở các góc độ khác nhau. Vì thế, chiêng là nhạc cụ trung tâm của sinh hoạt nghi lễ và lễ hội, là loại nhạc cụ “thiêng” có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Chiêng là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ có định âm, nhóm tự thân vang, tức là âm thanh được tạo lên bằng cách tác động trực tiếp lên nhạc cụ. Chiêng có hình vành khăn, được làm bằng chất liệu hợp kim mà thành phần chủ yếu là đồng trộn với vài loại kim loại khác như thiếc, bạc, vàng…
Chiêng ở Tây Nguyên không được sử dụng từng chiếc đơn lẻ, mà kết nối nhau thành dàn, mỗi dàn từ ba chiếc trở lên, có hình dáng và kích thước khác nhau, chiếc nhỏ nhất có đường kính khoảng 10-15cm và đường kính chiếc lớn nhất có thể trên 90cm. Trong một dàn chiêng thì chiêng mẹ là quan trọng nhất.
Có hai loại chiêng thường được sử dụng ở Tây Nguyên là chiêng có núm, còn gọi là cồng, và chiêng dẹt. Việc sử dụng chiêng có núm hay chiêng dẹt không chỉ đơn giản do hình thức của chiêng, mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa văn hóa, thẩm mỹ khác nhau.
Tất cả các dân tộc ở Tây Nguyên không dùng riêng một loại chiêng dẹt hay chiêng có núm, mà luôn kết hợp chúng nhau, trong đó chiêng có núm - tức là cồng - đánh bè trầm, còn chiêng dẹt thể hiện giai điệu.
Trong các dịp nghi lễ, các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu, hoặc giai điệu một bè, mà còn hòa tấu đa âm. Cồng, chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có người còn áp dụng các kỹ thuật khác như chặn tiếng bằng tay trái, hoặc tạo giai điệu riêng trên một chiếc chiêng…
Sau một số tiết mục, người dân tộc mời du khách cùng đứng thành vòng tròn, múa giao lưu, rùi cả du khách và người dân tộc cùng ngau tập trung bên chóe rượu cần cùng uống và ăn thịt, nói chuyện râm ran.
Chương trình kết thúc lúc 20h30 tổ phục vụ và du khách cùng về phòng, Ms Thương và Đạt đi thanh toán tiền, có lẽ ai cũng thấy buổi giao lưu văn nghệ đầy ý nghĩa.
Đúng 5h30 Đạt có mặt tại nhà hàng Hồ Lak, cũng có lác đác vài du khách dậy sớm để thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, một số khách thì tập thể dục để duy trì sức khỏe. Chúng tôi cùng thảo luận với Anh Sơn tài xế và chú Quân Trường đoàn Việt Xô Petro quyết định sẽ đi về theo đường Quốc Lộ 27, khoảng cách vừa gần mà đường đỡ xấu hơn đường Quốc Lộ 14, Ms Thương đã đặt ăn trưa tại nhà hàng Liên Đô - Bảo Lộc.
Sau khi dùng điểm tâm, chúng tôi trả phòng, lên xe khởi hành đi theo đường QL 27, con đường quanh co. Tổng chiều dài của Quốc lộ 27 khoảng gần 300km, đoạn từ Phan Rang đi Liên Khương dài khoảng 120km. Đoạn từ Liên Khương đi Buôn Ma Thuột dài khoảng 170km.Cự ly đoạn này là 20km. Đoạn đường này rất xấu (hư hỏng và xuống cấp). Mặt đường rộng khoảng 10m và quanh co. Có một cây cầu nhỏ giới hạn tải trọng 20 tấn tại Phú Thạnh, Hiệp Thạnh-Đức Trọng. Còn có một cây cầu tải trọng 25 tấn và 2 (hai) cầu không có bảng thông báo tải trọng. Đoạn đường này hư hỏng và xuống cấp khoảng 70%. Ngoài ra, cũng có 4-5 đoạn đang sửa chữa, thi công đường. Quan sát không thấy các xe có tải trọng lớn và dài hay đầu kéo lưu thông, ngoại trừ xe ben phục vụ thi công. Đoạn đường xấu, hư hỏng nặng, nhiều khúc quanh co và hẹp, rất khó khăn cho những xe trên 10 tấn lưu thông. Tuy nhiên với tay lái lụa của anh Sơn nên xe chúng tôi đến QL 20 đúng theo dự kiến, 2 bên đường phong cảnh tuyệt đẹp, đường nhiều đèo dốc càng lên cao khí hậu càng dễ chịu, có lẽ chúng tôi đang ở độ cao 1.000m, qua khỏi Đức Trọng Lâm Hà, chúng tôi thấy 2 bên đường bắt đầu xuất hiện những cây thông cao lớn, đây chính là vành đai xung quanh tỉnh Lâm Đồng đã tạo cho TP. Đà Lạt có một khí hậu ôn đới, dễ chịu, nếu không có rừng thông này chắc Đà Lạt không còn thơ mộng và huyền bí nữa, theo lịch sử những cây thông này khi người Pháp đặt chân lên vùng đất cao nguyên này đã cho trồng đại trà, chủ yếu là thông 3 lá, còn thông 5 lá thì chỉ xuất hiện tại Lang Bian mà thôi.
Xe đến Quốc Lộ 20 cả đoàn ai cũng thở phào nhẹ nhỏm, chúng tôi đi đến khu vực Di Linh, đoàn xuống xe mua một chút sửa và bánh vì dự kiến sẽ ăn trưa lúc 13h30 đến 14h khá trẻ. Chúng tôi ghé tham quan Thác Bopla. Nằm giữa một khu rừng còn giữ được nhiều nét hoang sơ, chưa bị bàn tay con người can thiệp, thác Bopla đổ xuống như một dải lụa trắng giữa những thảm xanh. Khi chỉ còn cách thác chừng 50m đã nghe tiếng nước đổ như một bản nhạc trữ tình êm ái. Càng tiến lại gần càng cảm nhận được vẻ hoang sơ của nó. Đồng bào các dân tộc bản địa sinh sống trên vùng đất này từ lâu đã xem thác Bopla là biểu tượng của sự bất khuất, là sức mạnh của người dân miền sơn cước. Theo tiếng K’ho, Bopla có nghĩa là ngà voi. Chúng tôi cùng du khách đi bộ xuống thác, đường đi khá dốc nhưng có những bậc thang nên cũng dễ đi, vì trời mưa nên đường khá trơn, tôi nhắc nhở du khách nên cẩn thận khi di chuyển
Bao bọc lấy thác Bopla, ngoài rừng tự nhiên còn có một quần thể thực vật phong phú, kèm theo đó là rất nhiều loại hoa rừng, tất cả đều đẹp và cuốn hút như tranh vẽ. Đến thăm Bopla, du khách không chỉ chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của dòng thác mà còn có thể bổ sung kiến thức về những loại cây cổ thụ. Có người ví von, nếu xem dòng thác là một dải lụa trắng khổng lồ thì những lớp trầm tích rong rêu và các loại rễ cây cổ thụ xõa xuống hai bên chính là đường diềm tô điểm cho dải lụa thêm quyến rũ.
Sau khi ngước mắt đắm đuối ngắm độ cao của thác, du khách có thể hạ tầm nhìn xuống phía chân thác. Dưới chân thác là một cái hồ nhỏ do nước chảy lâu ngày tạo thành, cạnh hồ có những tảng đá lớn trông như tấm phản. Qua sự bào mòn của nước và thời gian bề mặt những tảng đá trở nên bằng phẳng như một bàn cờ khổng lồ,mùa này bắt đầu là mùa mưa nên tuy thác có nước nhưng dòng nước còn đỏ quạch, chúng tôi đi nhanh qua chiếc cầu bắt ngang qua thác qua phía bờ bên kia đường càng khó di chuyển hơn vì nước ngập làm cho những phiến đá trơn và rất dễ trượt chân, đi khoảng 100m đến đoạn cuối của thác phía bên tay trái nếu chú ý sẽ thấy một vườn hoa nhỏ nhưng đẹp, nơi đây mà chụp hình thì thật tuyệt.
sau khi chiêm ngưỡng thác Bopla Đạt mời du khách cùng đi lên, vì đoàn khách cũng lớn tuổi nên đi lên cũng khó khăn, rất may trên đường trở lên có những căn chòi để du khách nghỉ chân, thác đẹp nhưng vẫn có rác xả bừa bải làm mất cảnh quan. trờ lên xe chúng tôi đến nhà hàng Liên Đô dùng cơm chiều, do trể giờ và vừa phải vận động nên du khách ăn cơm khá ngon miệng. Sau bữa cơm khoảng 15h chúng tôi lên xe để trở về Vũng Tàu, qua khỏi cầu La Ngà, xe chúng tôi đến một ngã 3 bên tay trái, đi theo con đường mới để về khu vực núi Gia Lào, con đường này gần hơn Quốc Lộ 20, chạy khoảng 2h, khoảng 17h xe chúng tôi trở ra Quốc Lộ 1A, chúng tôi dừng chân tại điểm cuối cùng đó là trạm dừng chân Huy Hoàng, có 5 hành khách phải về TP. Hồ Chí Minh nên xuống xe luôn ở đây, Đạt cùng Nga cũng phải chia tạy du khách, Ms Thương sẽ đưa khách về Vũng Tàu, xe đi rùi mà sự luyến tiếc vẫn còn, trải qua hành trình 4 ngày - 3 đêm, cùng ăn chung, ngủ chung, nhậu chung nên chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm.
Cả 7 người chúng tôi đi qua bên đường để đón xe, đã 19h rùi nên lượng xe về TP cũng thưa thớt, may quá khao3ng 15p thì có một chiếc xe couty 29 chỗ từ Phan Thiết đổ về, rất may xe còn trống khá nhiều ghế, chúng tôi cùng lên xe, đến ngã 4 Vũng Tàu thì Đạt xuống xe còn Ms Nga thì đưa khách về tới Bến Xe Miền Đông. Đạt thì đi bộ qua Quốc Lộ 51 đối diện Big C để chờ Thức em trai của Ms Thương ra đón, vì ngày đi xe để ở nhà Ms Thương mà, về tới nhà Ms Thương Đạt lấy xe hon đa chạy về sài gòn. Thế là chuyến đi đã kết thúc, qua chuyến đi này rút ra dược nhiều kinh nghiệm hơn về tuyến Buôn Mê Thuột, nếu là chương trình 3 ngày, ngày đầu tiên nên vào ở trong Hồ Lak, ngày thứ 2 ở Buôn Mê, còn nếu là chương trình 4 ngày thì đêm cuối ở Hồ Lak sau đó theo đường Quốc Lộ 27 về lun cho khỏe, đoạn đường này đẹp và đỡ xấu đỡ mất thời gian hơn là quay lại Quốc Lộ 14. Vê Hướng Dẫn thì có thể nói Pé Nga nhanh nhẹn nhưng vê cách xưng hô vời khách thì chưa ổn lắm, khách là người lớn tuổi, lại là quan chức nên HDV phải chú ý đến khách xưng hô, với lại Pé Nga khi lên xe không hỏi xe có Micro hay không, không kiểm tra kỹ, khi nói chuyện với khách thì ngồi quay ra phía trước. Điều này là điều tối kỵ, du khách cũng có góp ý với Ms Thương về pé Nga. Đạt mong là đọc qua bài viết này các bạn sinh viên và các ACE Hướng Dẫn mới vào nghề phải hết sức cẫn thận nếu không có lúc bị khách đuổi xuống xe luôn đó.
Ngày hôm sau đoàn chúng tôi dùng buffe sáng tại khách sạn Dakruco sau đó khởi hành đi tham quan Bảo Tàng Cách Mạng nằm ở góc ngã tư Nguyễn Công Trứ và Lê Duẩn, kế bên Sở Văn Hóa Thông Tin, Ms Thương xuống trước, do quan sát chưa kỹ chúng tôi đưa khách luôn vào khuôn viên của Sở Văn Hóa Thông Tin (Bảo Tàng nằm kế bên) nói là bảo tàng chứ thật ra chỉ là nơi vào xem phim tư liệu về chiến thắng Buôn Mê, ngày 10 tháng 3 là ngày thành phố Buôn Mê Thuột được giải phóng, đoàn tiếp tục tham quan chùa Sắc Tứ Kảải Đoan - mộ ngôi chừa đẹp và lâu đời nhất ở Tây Nguyên và là trụ sở của Ban Trị Sư Phật Giáo Tỉnh Daklak sau khi lễ Phật, du khách tập trung tại sân chùa chụp hình, cả đoàn trầm trồ thích thú xem một cây kiểng rất đẹp được để tại khuôn viên sân chùa. Sau đó đoàn lên xe khởi hành đi Buôn Đôn - một Buôn làng người dân tộc M Nông nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi, đi khoảng 45km xe đưa đoàn vào Trung Tâm Du Lịch Buôn Đôn, Đạt đạ gọi diện trước cho Trung Tâm, khi tới đoàn vào dùng cơm trưa tại cầu treo bắt ngang sông Seperoc một trong những dòng sôn chảy ngược của Viện Nam (chảy từ Đông sang Tây) bữa trưa có cơm Lam, Gà nướng cũng hấp dẫn, khoảng 13h30 đoàn duy chuyển lên xe đi tham quan nhà cổ của Dũng Sĩ săn voi Ama Kông, hơớng dận tại Khu Du Lịch Buôn Đôn thuyết minh cho khách nghe về nghệ thuật và dụng cụ săn voi của Đồng Bào Dân Tộc Tây Nguyên, cũng như lịch sử Buôn Mê và phong tục tập quán của người dân tộc M Nông, Ê Đê, đoàn nghe giới thiệu về rượu A Ma Kông sau đó lên xe đi tham quan mộ Vua Sukunôp khu vực này có rất nhiều mộ nhưng mộ vua voi là ngôi mộ lớn hơn cả, sau đó đoàn cởi voi, cứ một con voi chở 3 người khách, có 4 con voi nên đi làm nhiều đợt vì số lượng đoàn đến 28 người mà, quay về thành phố Buôn Mê và ghé cafe Phượng để du khách mua cafe, đoản dùng cơm chiều tại khách sạn Cao Nguyên, trong đoàn có mộ gia đình tự thuê taxi đi vào Buôn Hồ thăm bà con. ăn xong ai cũng khen nhà hàng khách sạn Cao nguyên, chúng tôi vê đến khách sạn khách sạn Dakruco lúc 18h30 khoảng 19h Đạt và Thương, pé Nga mời khách đi tham quan Làng cafe Trung Nguyên, đây quả là một điểm đến khá thú vị. làng cà phê Trung Nguyên có những ngôi nhà rơờng kiểu Huế, không gian đầm ấm, chia làm nhiều khu vực thích hợp với mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp nhân dân. dùng cà phê xong chúng tôi goi taxi Mai Linh 0500.38383838 để đưa khách về khách sạn Dakruco về tới lễ tân, Đạt, Thương và Pé Nga theo đường nội bộ trong khách sạn khoảng 200m để về phòng nội bộ nằm ở sau dãy khách sạn Dakruco 4 sao, vì đã mệt nên mọi người đều ngủ rất ngon, thế là kết thúc ngày thứ 2 của hành trình khám phá Buôn Mê Thuột.
Sáng hôm sau khoảng 6h thì anh em hướng dẫn đều thức dậy, xuống tới nhà hàng đã có một hai vị khách dùng điểm tâm, Đạt đi một vòng quanh khách sạn và vào uống cafe tại một quán cóc gần khách sạn Dakruco, sau đó quay về khách sạn chexk mail và dùng điểm tâm sáng buffet, các món ăn trong nhà hàng cũng nhiều và đa dạng, sau đó cả đoàn làm thủ tục trả phòng và lên xe khởi hành đi Hồ Lak các thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 50km thwo hướng QL 27, xe chúng tôi đi theo đường Nguyễn Tất Thành đến Nguyễn Văn Cừ, găp tượng đài chiến thắng Mậy Thân, đi ngã bên tay phải để vào QL 27, trới hôm nay khá đẹp, trong xanh và không một bóng mây. Xe của chúng tôi qua đèo Lak vào thị trấn Liên Sơn, quẹp phải thẳng vào Buôn Jn - Hồ Lak cho du khách xuống xe để đi thuyền độc một trên Hồ Lak, một thuyền đi được 4 người, ai cũng thích loại hình này. Khoảng 40p chúng tôi quay le6nxe để đi điểm tham quan kế tiếp là Biệt Điện Bảo Đại, đường đi khá quanh co lại có bảng cấm xe 45 chỗ, Đạt thuyết phục anh Sơn tài xế cứ chạy lên. Dinh Bảo Địai hiện ra, không khách gì so với 3 năm trước, hiện vẫn dùng làm khách sạn với số phòng khá khiêm tôn, gọi là Dinh nhưng thật sự đây chỉ là ngôi nhà mà vua Bảo Đại dừng chân khi trên đường đi săn voi từ Đà Lạt qua Daklak, thật sự Dinh Bảo Đại tại Buôn Mê Thuột hiện nay là Bảo Tàng Dân Tộc Học, nghe đâu hiện đang được trùng tu nên không thể tham quan được. Sau khi chụp hình trước "Village Bảo Đại chúng tôi tập trung khách tại phía trước để ngắm toàn cảnh Khu Du Lịch Hồ Lak từ trên cao, trong khi đó Anh Sơn tài xế thì đang điều chỉnh xe quay xuống, vì đường khá hẹp nên việc quay xe khá vất vả mất 20 phút mới quay được xe, đoàn nhanh chóng lên xe để đến Resort Lak, đã 11h30, chúng tôi dặn khách đừng mang hành lý và vào nhà hàng dùng cơm trưa luôn, vị trí nhà hàng nằm bên cạnh Hồ Lak nên khá mát mẽ, tuy nhà hàng không đẹp lắm nhưng sạch sẽ và thoáng mát, bữa trưa xong đoàn nhận phòng và về phòng nghỉ ngơi, s Thương giao nhiệm vụ cho Pé Nga đi kiểm tra các phòng của du khách xem có vấnđề gì không. Đã 13h30 rùi, Đạt , Thương, Ms Nga cũng vào phòng nội bộ nghỉ ngơi, có lẽ do khá mệt nên tổ phục vụ ngủ khá ngon.
Đến 17h Đạt thức dậy, người vận còn uể oải vì bữa trưa có uống vài ly rượu với anh tài xế và hành khách.
sau khi dùng cơm, cả đoàn tập trung tại nhà sàn thứ 2 để tham gia chương trình múa cồng chiêng.
Phải công nhận ở Buôn Mê người dân tộc tổ chức Cồng Chiêng khá hay, múa có bài bản, sử dụng các nhạc cụ truyền thống chứ không như Đà Lạt - Lâm Đồng, riêng các nhạc cụng cũng làm cho du khách thích mê nảo là cồng, chiêng bằng, chiêng núm, Klông put,Đàn Goong,Đàn T'rưng.
Theo phong tục tập quán từ ngàn xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thường tổ chức các lễ hội vào sau vụ thu hoạch. Đó là lễ mừng lúa mới, lễ lên nhà mới…
Vào đầu vụ gieo trồng, họ cũng làm lễ tìm rẫy mới, lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa. Ngoài ra còn những sự kiện bất thường như lễ tang, lễ cưới...
Ngoài việc cầu xin sự trợ giúp của thần linh, lễ hội cũng là nơi thể hiện nghệ thuật âm nhạc dân gian dưới hình thức diễn xướng. Trong các lễ hội, âm nhạc dân gian đảm nhiệm hai chức năng: tạo không khí thiêng liêng, trang trọng khác thường của ngày lễ, đồng thời là phương tiện giúp người thầy cúng chuyển tải được những lời cầu khấn đến các thần linh, nhờ vào các nhạc cụ đặc biệt là dàn cồng chiêng. Vì thế, cồng chiêng đã trở thành loại nhạc cụ có vị trí quan trọng hàng đầu trong sinh hoạt nghi lễ và lễ hội truyền thống.
Chiêng là một đặc trưng văn hóa cổ của đồng bào Tây Nguyên, có mặt ở hầu hết các sinh hoạt văn hóa quan trọng trong đời người, trong tất cả các nghi lễ lớn và nhỏ của gia đình, của buôn làng. Chiêng tham gia vào mọi sinh hoạt, nghi lễ với các ý nghĩa khác nhau, nhằm ứng xử với thế giới bên ngoài con người ở các góc độ khác nhau. Vì thế, chiêng là nhạc cụ trung tâm của sinh hoạt nghi lễ và lễ hội, là loại nhạc cụ “thiêng” có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Chiêng là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ có định âm, nhóm tự thân vang, tức là âm thanh được tạo lên bằng cách tác động trực tiếp lên nhạc cụ. Chiêng có hình vành khăn, được làm bằng chất liệu hợp kim mà thành phần chủ yếu là đồng trộn với vài loại kim loại khác như thiếc, bạc, vàng…
Chiêng ở Tây Nguyên không được sử dụng từng chiếc đơn lẻ, mà kết nối nhau thành dàn, mỗi dàn từ ba chiếc trở lên, có hình dáng và kích thước khác nhau, chiếc nhỏ nhất có đường kính khoảng 10-15cm và đường kính chiếc lớn nhất có thể trên 90cm. Trong một dàn chiêng thì chiêng mẹ là quan trọng nhất.
Có hai loại chiêng thường được sử dụng ở Tây Nguyên là chiêng có núm, còn gọi là cồng, và chiêng dẹt. Việc sử dụng chiêng có núm hay chiêng dẹt không chỉ đơn giản do hình thức của chiêng, mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa văn hóa, thẩm mỹ khác nhau.
Tất cả các dân tộc ở Tây Nguyên không dùng riêng một loại chiêng dẹt hay chiêng có núm, mà luôn kết hợp chúng nhau, trong đó chiêng có núm - tức là cồng - đánh bè trầm, còn chiêng dẹt thể hiện giai điệu.
Trong các dịp nghi lễ, các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu, hoặc giai điệu một bè, mà còn hòa tấu đa âm. Cồng, chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có người còn áp dụng các kỹ thuật khác như chặn tiếng bằng tay trái, hoặc tạo giai điệu riêng trên một chiếc chiêng…
Sau một số tiết mục, người dân tộc mời du khách cùng đứng thành vòng tròn, múa giao lưu, rùi cả du khách và người dân tộc cùng ngau tập trung bên chóe rượu cần cùng uống và ăn thịt, nói chuyện râm ran.
Chương trình kết thúc lúc 20h30 tổ phục vụ và du khách cùng về phòng, Ms Thương và Đạt đi thanh toán tiền, có lẽ ai cũng thấy buổi giao lưu văn nghệ đầy ý nghĩa.
Đúng 5h30 Đạt có mặt tại nhà hàng Hồ Lak, cũng có lác đác vài du khách dậy sớm để thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, một số khách thì tập thể dục để duy trì sức khỏe. Chúng tôi cùng thảo luận với Anh Sơn tài xế và chú Quân Trường đoàn Việt Xô Petro quyết định sẽ đi về theo đường Quốc Lộ 27, khoảng cách vừa gần mà đường đỡ xấu hơn đường Quốc Lộ 14, Ms Thương đã đặt ăn trưa tại nhà hàng Liên Đô - Bảo Lộc.
Sau khi dùng điểm tâm, chúng tôi trả phòng, lên xe khởi hành đi theo đường QL 27, con đường quanh co. Tổng chiều dài của Quốc lộ 27 khoảng gần 300km, đoạn từ Phan Rang đi Liên Khương dài khoảng 120km. Đoạn từ Liên Khương đi Buôn Ma Thuột dài khoảng 170km.Cự ly đoạn này là 20km. Đoạn đường này rất xấu (hư hỏng và xuống cấp). Mặt đường rộng khoảng 10m và quanh co. Có một cây cầu nhỏ giới hạn tải trọng 20 tấn tại Phú Thạnh, Hiệp Thạnh-Đức Trọng. Còn có một cây cầu tải trọng 25 tấn và 2 (hai) cầu không có bảng thông báo tải trọng. Đoạn đường này hư hỏng và xuống cấp khoảng 70%. Ngoài ra, cũng có 4-5 đoạn đang sửa chữa, thi công đường. Quan sát không thấy các xe có tải trọng lớn và dài hay đầu kéo lưu thông, ngoại trừ xe ben phục vụ thi công. Đoạn đường xấu, hư hỏng nặng, nhiều khúc quanh co và hẹp, rất khó khăn cho những xe trên 10 tấn lưu thông. Tuy nhiên với tay lái lụa của anh Sơn nên xe chúng tôi đến QL 20 đúng theo dự kiến, 2 bên đường phong cảnh tuyệt đẹp, đường nhiều đèo dốc càng lên cao khí hậu càng dễ chịu, có lẽ chúng tôi đang ở độ cao 1.000m, qua khỏi Đức Trọng Lâm Hà, chúng tôi thấy 2 bên đường bắt đầu xuất hiện những cây thông cao lớn, đây chính là vành đai xung quanh tỉnh Lâm Đồng đã tạo cho TP. Đà Lạt có một khí hậu ôn đới, dễ chịu, nếu không có rừng thông này chắc Đà Lạt không còn thơ mộng và huyền bí nữa, theo lịch sử những cây thông này khi người Pháp đặt chân lên vùng đất cao nguyên này đã cho trồng đại trà, chủ yếu là thông 3 lá, còn thông 5 lá thì chỉ xuất hiện tại Lang Bian mà thôi.
Xe đến Quốc Lộ 20 cả đoàn ai cũng thở phào nhẹ nhỏm, chúng tôi đi đến khu vực Di Linh, đoàn xuống xe mua một chút sửa và bánh vì dự kiến sẽ ăn trưa lúc 13h30 đến 14h khá trẻ. Chúng tôi ghé tham quan Thác Bopla. Nằm giữa một khu rừng còn giữ được nhiều nét hoang sơ, chưa bị bàn tay con người can thiệp, thác Bopla đổ xuống như một dải lụa trắng giữa những thảm xanh. Khi chỉ còn cách thác chừng 50m đã nghe tiếng nước đổ như một bản nhạc trữ tình êm ái. Càng tiến lại gần càng cảm nhận được vẻ hoang sơ của nó. Đồng bào các dân tộc bản địa sinh sống trên vùng đất này từ lâu đã xem thác Bopla là biểu tượng của sự bất khuất, là sức mạnh của người dân miền sơn cước. Theo tiếng K’ho, Bopla có nghĩa là ngà voi. Chúng tôi cùng du khách đi bộ xuống thác, đường đi khá dốc nhưng có những bậc thang nên cũng dễ đi, vì trời mưa nên đường khá trơn, tôi nhắc nhở du khách nên cẩn thận khi di chuyển
Bao bọc lấy thác Bopla, ngoài rừng tự nhiên còn có một quần thể thực vật phong phú, kèm theo đó là rất nhiều loại hoa rừng, tất cả đều đẹp và cuốn hút như tranh vẽ. Đến thăm Bopla, du khách không chỉ chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của dòng thác mà còn có thể bổ sung kiến thức về những loại cây cổ thụ. Có người ví von, nếu xem dòng thác là một dải lụa trắng khổng lồ thì những lớp trầm tích rong rêu và các loại rễ cây cổ thụ xõa xuống hai bên chính là đường diềm tô điểm cho dải lụa thêm quyến rũ.
Sau khi ngước mắt đắm đuối ngắm độ cao của thác, du khách có thể hạ tầm nhìn xuống phía chân thác. Dưới chân thác là một cái hồ nhỏ do nước chảy lâu ngày tạo thành, cạnh hồ có những tảng đá lớn trông như tấm phản. Qua sự bào mòn của nước và thời gian bề mặt những tảng đá trở nên bằng phẳng như một bàn cờ khổng lồ,mùa này bắt đầu là mùa mưa nên tuy thác có nước nhưng dòng nước còn đỏ quạch, chúng tôi đi nhanh qua chiếc cầu bắt ngang qua thác qua phía bờ bên kia đường càng khó di chuyển hơn vì nước ngập làm cho những phiến đá trơn và rất dễ trượt chân, đi khoảng 100m đến đoạn cuối của thác phía bên tay trái nếu chú ý sẽ thấy một vườn hoa nhỏ nhưng đẹp, nơi đây mà chụp hình thì thật tuyệt.
sau khi chiêm ngưỡng thác Bopla Đạt mời du khách cùng đi lên, vì đoàn khách cũng lớn tuổi nên đi lên cũng khó khăn, rất may trên đường trở lên có những căn chòi để du khách nghỉ chân, thác đẹp nhưng vẫn có rác xả bừa bải làm mất cảnh quan. trờ lên xe chúng tôi đến nhà hàng Liên Đô dùng cơm chiều, do trể giờ và vừa phải vận động nên du khách ăn cơm khá ngon miệng. Sau bữa cơm khoảng 15h chúng tôi lên xe để trở về Vũng Tàu, qua khỏi cầu La Ngà, xe chúng tôi đến một ngã 3 bên tay trái, đi theo con đường mới để về khu vực núi Gia Lào, con đường này gần hơn Quốc Lộ 20, chạy khoảng 2h, khoảng 17h xe chúng tôi trở ra Quốc Lộ 1A, chúng tôi dừng chân tại điểm cuối cùng đó là trạm dừng chân Huy Hoàng, có 5 hành khách phải về TP. Hồ Chí Minh nên xuống xe luôn ở đây, Đạt cùng Nga cũng phải chia tạy du khách, Ms Thương sẽ đưa khách về Vũng Tàu, xe đi rùi mà sự luyến tiếc vẫn còn, trải qua hành trình 4 ngày - 3 đêm, cùng ăn chung, ngủ chung, nhậu chung nên chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm.
Cả 7 người chúng tôi đi qua bên đường để đón xe, đã 19h rùi nên lượng xe về TP cũng thưa thớt, may quá khao3ng 15p thì có một chiếc xe couty 29 chỗ từ Phan Thiết đổ về, rất may xe còn trống khá nhiều ghế, chúng tôi cùng lên xe, đến ngã 4 Vũng Tàu thì Đạt xuống xe còn Ms Nga thì đưa khách về tới Bến Xe Miền Đông. Đạt thì đi bộ qua Quốc Lộ 51 đối diện Big C để chờ Thức em trai của Ms Thương ra đón, vì ngày đi xe để ở nhà Ms Thương mà, về tới nhà Ms Thương Đạt lấy xe hon đa chạy về sài gòn. Thế là chuyến đi đã kết thúc, qua chuyến đi này rút ra dược nhiều kinh nghiệm hơn về tuyến Buôn Mê Thuột, nếu là chương trình 3 ngày, ngày đầu tiên nên vào ở trong Hồ Lak, ngày thứ 2 ở Buôn Mê, còn nếu là chương trình 4 ngày thì đêm cuối ở Hồ Lak sau đó theo đường Quốc Lộ 27 về lun cho khỏe, đoạn đường này đẹp và đỡ xấu đỡ mất thời gian hơn là quay lại Quốc Lộ 14. Vê Hướng Dẫn thì có thể nói Pé Nga nhanh nhẹn nhưng vê cách xưng hô vời khách thì chưa ổn lắm, khách là người lớn tuổi, lại là quan chức nên HDV phải chú ý đến khách xưng hô, với lại Pé Nga khi lên xe không hỏi xe có Micro hay không, không kiểm tra kỹ, khi nói chuyện với khách thì ngồi quay ra phía trước. Điều này là điều tối kỵ, du khách cũng có góp ý với Ms Thương về pé Nga. Đạt mong là đọc qua bài viết này các bạn sinh viên và các ACE Hướng Dẫn mới vào nghề phải hết sức cẫn thận nếu không có lúc bị khách đuổi xuống xe luôn đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét